Lục hào – Hoàng cực phong thủy

93.000 250.000 
Xóa
Mã: hcpth Danh mục:
Tác giả:Giả Bỉnh Nhiên

Chu Dịch là khởi thủy của Dịch học, nhắc đến Chu Dịch rất nhiều người đều sẽ cảm thấy vô cùng thần bí, thậm chí có người còn gọi là Thiên thư, cho rằng đây là một quyển sách huyện diệu khó giải thích, nội dung của nó đều là một số thứ siêu tự nhiên, là Thiên cơ mà không thể lý giải bằng tư duy.

Thật như vậy sao? Không phải, Chu Dịch cũng không phải là Huyền học hay Thiên cơ mà hoàn toàn căn cứ vào quy luật tự nhiên, tạo ra một hệ thống đặc biệt, từ đó Chu Dịch diễn sinh ra phương pháp dự đoán và  hệ thống phong thủy để xu cát tị hung, tất cả đều lấy quy luật tự nhiên làm trụ cột, Dịch học hoàn toàn là thủ pháp theo quy luật tự nhiên.

Nhưng Chu Dịch hiện tại lại làm cho nhiều người có ấn tượng là Huyền học. Bỉnh Nhiên thậm chí còn phát hiện rất nhiều người nghiên cứu Chu Dịch cũng đã viết nhiều sách chuyên ngành khi gặp ta đều tự nhận là Nhà Huyền học. Chỉ cần đến đây là Bỉnh Nhiên chẳng còn chút hứng thú nào đối với sách của họ nữa. Nguyên nhân là vì hễ cứ coi Chu Dịch là Huyền học và tự gọi mình là nhà Huyền học thì Bỉnh Nhiên có thể kết luận họ căn bản cũng chẳng hiểu Chu Dịch là cái gì. Hiểu còn chả hiểu thì cao minh cái nỗi gì.

Như vậy bản chất của Chu Dịch là gì? Trên thực tế trong quyển sách này tác giả đã đưa ra “Tha” (ND: Người khác) định danh, qua đó đã nói rõ cho chúng ta biết, chẳng qua là chúng ta những hậu nhân này không lý giải được chính xác mà thôi. Hiện tại chúng ta thấy nhiều lời giới thiệu về Chu Dịch, giải thích tên quyển sách này là “Chu triều Dịch học”, đây là vì quyển Chu Dịch này có hai tác giả quan trọng là Chu Văn Vương và con trai ông ta Chu Công, cả hai trong lịch sử đều cực kỳ nổi danh. Chu Văn Vương là bố của Chu Vũ Vương, Chu Công thì là em trai của Chu Vũ Vương. Mà Chu Vũ Vương là người dựng lên nhà Chu nên hai tác giả này có liên quan đến Chu triều là như thế. Do đó bọn họ lấy sách Dịch Học đương nhiên bị hiểu thành “Chu triều Dịch Học”.

Nhưng là lý giải này có sai lầm, chúng ta đều biết từ xưa có tam Dịch, « Liên sơn », « Quy Tàng » và « Chu Dịch ». Trong đó « Liên sơn » là Hạ triều Dịch Học, « Quy Tàng » là Thương triều Dịch Học, nếu dựa theo logic đó thì Hạ triều Dịch Học nên gọi là « Hạ dịch », Thương triều Dịch Học nên gọi là « Thương Dịch », mà không nên gọi là « Liên Sơn » hoặc « Quy Tàng ». Từ đây chúng ta có thể đưa ra kết luận, Dịch Học cũng không có lấy triều đại xuất hiện để thành tên.

Tư Mã Thiên trong « Sử ký » có nói rõ: “Văn vương ngồi câu mà diễn « Chu Dịch »”, nói cách khác khi Chu Văn Vương viết « Chu Dịch » thì thân phận vẫn chỉ là Tây Bá Hầu, đồng thời bị Thương Trụ vương cầm tù, ở vào hoàn cảnh ăn bữa nay lo bữa mai, lúc này ông ta căn bản cũng không có khả năng biết con trai mình sẽ lập ra Chu triều, vậy làm sao lại có thể dùng Chu triều để đặt tên cho sách của chính mình? Cho nên logic chính xác hẳn là Chu Vũ Vương vì bố viết « Chu Dịch » nên mới đem triều đại do chính mình thành lập gọi là “Chu”, mà không phải ngược lại lấy Chu triều đặt tên cho « Chu Dịch ».

Đương nhiên, đọc đến đây mọi người có lẽ sẽ cảm thấy Bỉnh Nhiên nhiều chuyện, chẳng qua chỉ là tên sách mà thôi, mặc kệ quyển sách này là vì Chu triều mà đặt tên hay là Chu triều lấy tên quyển sách này để đặt cho triều đại của mình thì có quan hệ gì đâu? Có gì đáng giá để lảm nhảm cơ chứ?! Trên thực tế những lời dông dài này tuyệt đối đáng giá, vì cái này liên quan đến lý giải chính xác bản chất vấn đề « Chu Dịch ». Nếu « Chu Dịch » thật là lấy Chu triều để đặt tên, như vậy, « Chu Dịch » cũng chỉ là một cái tên sách mà thôi, không có bất luận hàm nghĩa sâu sắc gì cả. Nhưng nếu không phải thì lại hoàn toàn khác biệt, « Chu Dịch » liền có nội hàm cực kì thâm thúy.

Vì sao lại nói như vậy? Tên của Tam dịch theo ghi chép đều có nội hàm, trong đó « Liên Sơn Dịch » lấy Cấn quẻ vi tôn, vì Cấn là núi cho nên gọi là Liên Sơn; « Quy Tàng Dịch » thì sao? Là lấy Khôn quẻ cầm đầu, Khôn là đại địa có đặc tính giấu vạn vật, cho nên gọi là Quy Tàng. Từ đây chúng ta cũng có thể thấy được, cổ đại Dịch Học đặt tên cũng không phải là tùy ý, mà là đối với hệ thống nội hàm có độ khái quát cao, « Liên Sơn », « Quy Tàng » đều là như thế, « Chu Dịch » đương nhiên cũng không thể khác. Từ đó có thể thấy tên của nó tuyệt đối không thể nông cạn là “Dịch của Chu triều”.

 

Reviews

There are no reviews yet.

Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.